ĐIều gì xảy ra với ngành sản xuất bao bì giấy?

Trong thị trường vật liệu tái chế, bao bì giấy là ngành có quy mô lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng lượng bao bì tái chế. Giấy và carton cũng có tỷ lệ tái chế cao nhất trên toàn thế giới (ngoại trừ thủy tinh ở một số nước).

Nhu cầu về bao bì giấy sẽ tiếp tục tăng lên từ nhu cầu của các nền kinh tế sản xuất bao bì của Trung Quốc và các quốc gia mới nổi khác. Trên thực tế, thị trường tổng thể cho bao bì giấy tái chế sẽ đạt 139 tỷ đô la vào năm 2018.

Nhu cầu bao bì giấy tăng nhanh như thế nào?

Tại Mỹ và Canada, giấy tái chế đã tăng 81% kể từ năm 1990, đạt mức 70% ở Mỹ và 80% ở Canada. Con số này ở các nước châu Âu đã đạt mức trung bình 75%. Đặc biệt, một số nước như Bỉ và Áo đã được gần 90%.

Ở Anh và nhiều quốc gia khác ở khu vực Tây Âu tỷ lệ tái chế giấy là 80%. Đông Âu và những quốc gia khác trên toàn thế giới có xu hướng “tụt lại phía sau” trong phong trào tái chế giấy. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp tái chế này.

Giấy tái chế chiếm 37% nguồn cung cấp bột giấy của Mỹ. Nhu cầu về bột giấy đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ và những nước còn lại của châu Á là những quốc gia có số lượng sử dụng giấy tăng trưởng bình quân đầu người cao nhất.

Xu hướng gia tăng trong lĩnh vực bao bì vận chuyển ở Trung Quốc kết hợp với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng đang dẫn đến nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày càng cao.

Nhu cầu sử dụng bao bì giấy ở nước này đã tăng trưởng ở mức 6,5% kể từ năm 2008, cao hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Cùng với nhu cầu đóng gói giấy này, nhu cầu cho việc tái chế giấy cũng tăng lên đáng kể.

Bao bì container (bao bì đóng các thùng hàng vận chuyển trên xe container) được xem là thị trường lớn nhất cho bao bì giấy tái chế. Khoảng 30% giấy và thùng carton offset được thu hồi ở Mỹ được sử dụng để sản xuất bao bì container, đây cũng là vật liệu được sử dụng để sản xuất bao bì giấy gợn sóng.

Một lượng lớn bìa giấy được gom lại để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi phần còn lại được sử dụng để sản xuất bao bì giấy khác như hộp carton offset bao gồm các hộp gấp. Năm 2011, xuất khẩu giấy tái chế sang Trung Quốc và các nước khác chiếm tới 42% lượng giấy được thu thập để tái chế tại Mỹ. 

Điều gì sẽ xảy ra với nền công nghiệp bao bì giấy?

Người ta ước tính nhu cầu giấy tái chế sẽ vượt hơn 1,5 triệu tấn bột giấy có thể tái chế mỗi năm vào năm 2018. Ngành công nghiệp giấy đang đầu tư vào các nhà máy đóng gói bao bì giấy ở các nước đang phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở các khu vực này.

bao bì giấy

Trong tương lai, bao bì giấy là sự lựa chọn rõ ràng nhất để thay thế cho bao bì từ vật liệu polime. Nhiều nhân vận chủ chốt trong ngành bao bì đã chuyển hẳn sang hoặc đang thử nghiệm các sản phẩm giấy khác nhau.

Ví dụ, Starbucks chỉ sử dụng cốc giấy và tích cực tham gia vào các sáng kiến tái chế giấy bao gồm cả hệ thống điều khiển vòng kín (closed-loop systems) ở một số địa điểm nhất trên toàn thế giới.

Những cải thiện hơn nữa trong tái chế giấy cũng sẽ giúp phát triển thị trường bao bì, cụ thể hơn là những tiến bộ gần đây đã làm cho ngành công nghiệp này có thể tái chế bao bì giấy cùng với bao bì giấy gợn sóng. Điều này sẽ giảm chi phí tái chế đáng kể và thúc đẩy nhu cầu giấy tái chế ngày càng tăng cao.

Bao bì giấy trong ngành công nghiệp thực phẩm

Một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của bao bì giấy tái chế chính là thị trường dịch vụ thực phẩm. Mặc dù thị trường này chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ của tổng thể thị trường giấy tái chế (<1%) nhưng tỷ lệ này rất được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với nhu cầu chung đối với bao bì giấy tái chế.

bao bì giấy

Với nền kinh tế được cải thiện, thị trường dịch vụ thực phẩm sẽ bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn kết hợp với nhận thức của người tiêu dùng về rác thải và chất thải rắn, các yếu tố này sẽ làm tăng cao nhu cầu tái chế bao bì giấy.

Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện tại cũng đang rất tích cực trong thị trường này, một phần do áp lực từ chính phủ và phần khác là do sự gia tăng đáng kể của các nhóm bảo vệ môi trường.

Xem thêm : Làm web giá rẻ

Leave Comments

0938.339.159
0938.339.159